Có thể bạn chưa biết, hoạt động mua bán nợ giờ đây đã không còn bị pháp luật nghiêm cấm hay ràng buộc. Trong bối cảnh hình thức mua bán nợ dần trở nên phổ biến, nhiều cá nhân hay doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được bản chất, lợi ích cũng như những vấn đề khi sử dụng loại dịch vụ này. Bài viết ngày hôm nay sẽ phần nào giúp cho bạn hiểu rõ hơn về mua bán nợ theo đúng quy định của Pháp Luật. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
Bạn đã thực sự hiểu về mua bán nợ?
Nợ hay trả nợ chính là việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản của người bị nợ cho chủ nợ, thể hiện cụ thể qua hợp đồng vay mượn trước đó hoặc do phát sinh quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định.
Riêng mua bán nợ chính là hình thức mà bên bán nợ sẽ chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền đòi nợ, các quyền liên quan đến khoản nợ cho bên mua, lúc này bên mua sẽ thanh toán cho bên bán nợ.
Bạn có thể hiểu rằng, dịch vụ kinh doanh, mua bán nợ chính là thực hiện các hoạt động liên quan đến chuyển dịch khoản nợ với mục đích chủ yếu là sinh lời. Có thể điểm qua những loại hình dịch vụ phổ biến chẳng hạn như mua bán nợ, môi giới và tư vấn mua bán nợ, sàn giao dịch nợ,…
Nợ có được tính là một loại tài sản?
Đây là thắc mắc của không ít người xoay quanh vấn đề mua bán nợ. Trong các khoản quy định trong Bộ luật dân sự đều có đề cập đến việc quyền đòi nợ trong các quyền tài sản. Cụ thể, nợ sẽ được xem là một đối tượng của hợp đồng mà các thành phần tham gia hợp đồng có thể chuyển giao như một hình thức tài sản đặc biệt. Về mặt bản chất, bạn có thể hiểu mua bán nợ tức là chuyển giao quyền sở hữu nợ, cả nghĩa vụ của bên bán cho bên mua. Điều này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nhưng trước đây do hình thức thu hồi nợ không tuân thủ theo quy định pháp luật nên đã để lại không ít hệ lụy trong xã hội.
Mua Bán Nợ Đại Hùng - Đơn vị tư vấn & cung cấp dịch vụ mua bán nợ uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu
Những lưu ý khi chuẩn bị khi ký kết hợp đồng mua bán nợ
Nhằm hạn chế tối đa phiền phức, vấn đề xảy ra khi ký kết hợp đồng hay sử dụng dịch vụ mua bán nợ, đảm bảo về các giá trị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thì bạn cần lưu ý một số nội dung cụ thể sau đây.
Hình thức hợp đồng
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, mua bán nợ chính là thỏa thuận thông qua văn bản liên quan trực tiếp đến việc chuyển giao quyền đòi nợ, đối với cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình cho vay, khoản trả nợ thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Bên bán nợ sẽ chuyển lại quyền sở hữu nợ cho bên mua và nhận khoản tiền thanh toán đã thỏa thuận.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 13 cũng trong thông tư này có đề cập hợp đồng mua bán nợ phải có sự ký kết từ người đại diện pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của bên mua và bán nợ.
Cho nên, hợp đồng mua bán nợ không bắt buộc rằng các bên tham gia phải thực hiện chứng thực. Nhưng nếu xét thấy sự cần thiết thì có thể tự thỏa thuận với nhau về vấn đề công chứng hợp đồng mua bán nợ. Trên thực tế, hợp đồng mua bán nợ sẽ bắt buộc phải được xây dựng thành văn bản và không nhất thiết phải công chứng.
Nội dung hợp đồng
Theo quy định pháp luật, cụ thể là tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, một hợp đồng mua bán nợ sẽ phải bao gồm các nội dung chính sau:
- Được ký bởi người đại diện pháp luật, người được đại diện theo ủy quyền của các bên tham gia trong hợp đồng
- Nội dung trong hợp đồng bao gồm một số thông tin quan trọng: Tên, địa chỉ các bên tham gia, thời gian thực hiện ký kết, thông tin chi tiết về khoản nợ (số tiền, thời gian, mục đích giá trị ghi sổ,…), biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng,…
Ngoài những nội dung theo quy định, các bên có thể tự thảo luận, thống nhất thêm nhiều nội dung khác, miễn là không trái với pháp luật.
Hình thức xử phạt đối với mua bán nợ
Dù đã có nhiều quy định cụ thể đối với hình thức kinh doanh, mua bán nợ nhưng hiện nay không ít cá nhân, công ty vẫn “núp bóng” dưới việc mua bán nợ, biến tướng trở thành hình thức đòi nợ thuê. Theo quy định của pháp luật, những cá nhân vi phạm quy định mua bán nợ từ tín dụng, tổ chức hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính với các mức tiền phạt từ 50 cho đến hơn 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó còn có thể bị áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung, chỉ định hoạt động mua bán nợ trong khoản thời gian từ 3 đến 6 tháng, ngoài ra còn bị buộc khôi phục khoản nợ về thời điểm ban đầu.
Chúng tôi hi vọng qua những thông tin, lưu ý vừa rồi, bạn sẽ có cái nhìn khách quan, rõ ràng hơn về hình thức mua bán nợ, đồng thời hạn chế được những vấn đề có thể xảy ra, đảm bảo quyền lợi của mình. Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ mua bán nợ, quý khách hàng có thể liên hệ với Mua Bán Nợ Đại Hưng, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ tận tình!
CÔNG TY CỔ PHẦN MUA BÁN NỢ ĐẠI HƯNG
Địa chỉ trụ sở chính : Toà nhà công đoàn số 81 CMT 8, P. Bến Thành, Q. 1, TP.HCM
Văn Phòng : 265/6 Nguyễn Thái Sơn, P. 7, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Số điện thoại : 08 88 88 88 77
Zalo : 08 88 88 88 77
Email : muabannodaihung@gmail.com
Website : www.muabannodaihung.vn
Giờ làm việc : 8h00 - 17h30 từ thứ 2 - thứ 7